Đại diện cho những gì xa hoa, hào nhoáng nhất trong thế giới thời trang. Haute Couture (HC) là “giấc mộng vĩnh hằng” của phái đẹp.
Không chỉ là thước đo kỹ nghệ, tài năng, sự sáng tạo của các nghệ nhân. Nhắc đến HC là nhắc đến một di sản văn hoá, một tôn chỉ vĩnh hằng cho bao thế hệ trong lịch sử thời trang.
Thuật ngữ “Haute Couture” xuất hiện vào những năm đầu thập niên 90 để diễn tả những “tác phẩm” của thời trang thiết kế biểu trưng cho sự sang trọng, tách biệt và thời thượng do chính các nghệ nhân may đo tạo riêng cho tầng lớp thượng lưu, các ngôi sao và thành viên hoàng tộc. Nếu là một tín đồ thời trang, những điều cơ bản sau đây về HC sẽ là thông tin cần thiết trước khi bước vào thế giới “vô thực” diễm lệ này.
Cha đẻ của Haute Couture
Không phải một nghệ nhân bước ra từ kinh đô thời trang Pháp – khởi nguồn của thời trang cao cấp. Cha đẻ của thế giới đáng tôn kính này là NTK người Anh Charles Frederick Worth. Worth mở của hàng Haute Couture đầu tiên tại Paris năm 1858 dưới tên gọi The House of Worth.

Có thể nói, Worth là cha đẻ của của cụm từ “nhà thiết kế thời trang” thay cho từ thợ may đơn thuần. Ông thậm chí cấm những nhân viên của mình sử dụng từ “thợ may” và một mực khẳng định vị thế của mình là một Nhà thiết kế thời trang.

Quy chuẩn công nhận
Một thế giới sang trọng, bậc nhất có nghĩa lý gì khi không có một thước đo cụ thể?
Sau khởi nguồn thành công và tầm ảnh hưởng của Worth lên nền thời trang Paris. Đế chế thời trang “độc quyền” này cần những quy tắc hợp lý để những sản phẩm thiết kế tương tự cũng được công nhận. Các nhà thiết kế muốn được công nhận là một nghệ nhân Haute Ccouture phải đáp ứng một số quy chuẩn nhất định ra đời sau này vào năm 1945. Đến năm 1908, cụm từ “Haute Couture” lần đầu tiên được sử dụng chính thức.

Năm 1945, bộ quy chuẩn của Le Chambre Syndicale de la Haute Couture được thiết lập. Để được chứng nhận là Haute Couture, các nhà mốt phải đáp ứng đủ 3 yêu cầu sau:
– Thiết kế theo đơn đặt hàng chuyên biệt
– Có một xưởng may tại Paris với ít nhất 20 nghệ nhân lành nghề
– Vào mỗi mùa mốt (tháng 1 và tháng 7), nhà mốt phải trình diễn một bộ sưu tập với ít nhất 35 mẫu thiết kế dành cho ban ngày và ban đêm
Giá trị của những thiết kế
Có một chân lý được đưa ra rằng: giá trị của những thiết kế Haute Couture luôn luôn hợp lý.
Thiết kế Haute Couture được làm nên bởi những chất liệu tuyệt bậc từ những chi tiết nhỏ nhất. Vải lụa thượng hạng, vải cashmere hiếm có, chất liệu da tốt nhất, lông thú. Hạt đính kèm cũng phải được nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu điển hình là Swarovski.
Một chiếc váy HC đòi hỏi nguồn nhân lực gồm hàng chục nghệ nhân và ngốn đến 100 đến 700 giờ lao động để hoàn thành. Vì sao? Tất cả các chi tiết may đo, cắt ghép hay đính kết, tạo hình cho các chi tiết trang trí đều được thực hiện hoàn toàn thủ công, theo số đo chính xác của người sẽ mặc nó.

Một chiếc váy Haute Couture có giá 10,000 USD hoặc hơn gấp nhiều lần cũng không phải là điều quá bất ngờ. Không chỉ đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ và công phu trong quá trình sản xuất với hàng chục ngàn chi tiết được đính kết thủ công, mỗi tác phẩm nghệ thuật này còn là lời khẳng định cho cái tôi của người tạo nên và người mặc nó.


Những cái tên nổi bật
Haute Couture trải qua hơn một thế kỷ dĩ nhiên đã phải đối diện với rất nhiều thăng trầm của thời đại. Có rất nhiều lý thuyết về “sự thoái trào của Haute Couture” được đặt ra vì so với năm 1970, thời hoàng kim của thời trang cao cấp với 106 nhà mốt đã qua; đến năm 2015, danh sách các thương hiệu Haute Couture chính thức chỉ thu gọn lại còn 12 thành viên.
Một trong những lý do thuyết phục nhất có lẽ chính bởi sự ra đời của thời trang “Ready-To-Wear” mang tính tiện lợi và ứng dụng cao, phái đẹp giờ đây không còn giữ vững tư tưởng “trang phục là dành riêng cho một người”. Hơn thế nữa, một số đổ lỗi cho các quy chuẩn khắc khe được thiết lập bởi Le Chambre theo thời gian. Những nhà mốt Haute Couture mang tính biểu tượng thời trước như Madeleine Chéruit, Coco Chanel, Yves Saint Laurent, Andre Courreges, Emauel Ungaro, Theirry Mugler, Christian Lacroix, Elsa Schiaparelli và Pauline Trigere vẫn không thể ngăn chăn hay đảo ngược làn sóng của sự thay đổi và xoay chuyển trong ngành công nghiệp thời trang.

Đối mặt với khó khăn, nhiều thương hiệu đã nhanh chóng thích nghi và cho ra đời dòng ready-to-wear tách biệt như một lối thoát duy nhất cho bài toán kinh doanh sống còn, vốn gắn bó với những con số hao hụt khi những giấc mơ Haute Couture còn được dung dưỡng và kỳ vọng.
Hiện nay, danh sách những nhà mốt Haute Couture chính thức tại Paris gồm có những cái tên vô cùng quen thuộc trong làng thời trang quốc tế:
Chanel, Christian Dior, Givenchy, Maurizio Galante, Alexis Mabille, Alexandre Vauthier, Frank Sorbier, Jean Paul Gaultier, Stéphane Rolland, Adeline André.

Ngoài ra có các thành viên khách mời từ các nước ngoài đình đám tham dự Tuần lễ Haute Couture như Elie Saab, Giorgio Armani, Valentino, Versace, Giambattista Valli và Maison Martin Margiela.


Antinet ℠ Blog ⭐ Tin Tức Chính Xác Số ① Chia sẻ trải nghiệm, thủ thuật tổng hợp, tin nóng hàng ngày ⭐ Ý kiến trung lập khách quan ✔️ Cho tất cả mọi người ⭐ Antinet ℠ : Uy tín hàng đầu.
- Antinet℠ – Tuyên dương người “giải cứu” cá thể tê tê vàng quý hiếm
- Antinet℠ – Việt Nam và Bỉ tăng cường hợp tác song phương
- Antinet℠ – Chú trọng phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kiểm toán
- Antinet℠ – Phiên họp lần thứ 4 của Tiểu ban Nhân sự, Hội đồng Bầu cử quốc gia
- Antinet℠ – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Đại tướng Raul Castro Ruz